Một số Kỹ năng mềm về Công nghệ dành cho Sinh viên

Nói đến việc đi Đại học là phải nói thêm về các vấn đề liên quan tới đồ đạc và dụng cụ. Những dụng cụ mang theo thân mình, hỗ trợ trong học tập & làm thêm sẽ là những thứ ưu tiên sắm sửa của bố mẹ (bao gồm Laptop và Điện thoại). Kể từ đây cũng sinh ra rất nhiều vấn đề khi mua sắm và sử dụng nhé… Do đó các bạn cần trang bị kiến thức về Kỹ năng mềm về Công nghệ cho mình. Nhưng trước tiên, mình cần nói trước với các bạn về vấn đề kiến thức cái đã.

Chủ yếu nói về các vấn đề công nghệ, áp dụng được cho các bạn đã ở đại học rồi.

Hãy biết cài Win, Office

Nên để sẵn trong người mình 1 cái USB tầm 8GB trở lên (khoảng 65k/cái). Bạn có thể tận dụng để tạo USB Boot cứu hộ, cài win. Đây là Kỹ năng mềm về Công nghệ nên có thời sinh viên, nhiều khi cài Win giùm bạn bè xong lại được 1 bửa ăn miễn phí. Cài windows, phần mềm một Kỹ năng mềm về Công nghệ các bạn nên chuẩn bị trước khi vào đại học.

Hầu hết các hướng dẫn cài win và office đều có nhiều trên mạng và chỉ mất tầm 30 phút là hoàn tất. Việc nắm được những kiến thức và kỹ năng này sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn khi ra các môi trường lớn. Nếu ra các Thành phố lớn, chi phí mỗi lần cài đặt có thể 100k, 200k thậm chí có thể bị chém tới 500k là chuyện thường tình. Vậy tại sao không sắm cho mình những kiến thức cần thiết để có thể tự tay làm việc đó mà không mất thêm đồng nào?

Kỹ năng này các anh em trai tráng nên nắm rõ để còn chỉ dạy cho các chị em nữa nhé. Nói chứ các chị em cũng nên học, đề phòng kẻ xấu lợi dụng cài win làm điều bất chính (không ít bên tech support bí mật cài thêm mấy thứ linh tinh vào máy để ăn cắp dữ liệu hoặc làm những việc mờ ám).

Search (tìm kiếm) Google đúng cách

Có một câu nói vui “Học IT ra chỉ giỏi hơn người khác biết cách search Google”. Giờ đến với search Google, nghe có vẻ buồn cười nhưng lại rất thực tế. Đa số người dùng hiện tại chỉ biết Google như một công cụ tìm kiếm và tìm kiếm Google với những yêu cầu rất ngớ ngẩn. Đây là một điều dễ hiểu, đơn giản vì nếu không tìm kiếm quá nhiều sẽ không thể hiểu được cơ chế Google đưa ra kết quả…

Hơn nữa, tìm kiếm trên Google cũng là một Kỹ năng mềm về Công nghệ . Nếu bạn muốn trở thành Lập trình viên, mời bạn gấp rút bổ sung kỹ năng này ngay lập tức vì nó là kỹ năng tiên quyết sẽ quyết định tốc độ học lập trình của bạn. Có lẽ sau này mình sẽ có một bài viết dài hơn hướng dẫn các bạn cách để search Google thật hiệu quả, nhưng trước mắt, hãy tập trung vào những điều này:

Mẹo! Bạn nên bỏ qua 1 ít thời gian để xem bài: [Infographic] Hướng dẫn tìm kiếm hiệu quả với Google

Ví dụ cách tìm Google hiệu quả

Ví dụ nhé! Máy đang đang sử dụng bình thường, thì bạn lỗi màn hình xanh và hiện thông báo lỗi 0x00001F. Một người không có kỹ năng sẽ tìm kiếm Google theo kiểu:

Với cụm từ tìm kiếm này có lẽ bạn sẽ gặp rất nhiều kết quả từ Google. Nhưng không đi vào vấn đề chính, vì không có từ khóa.  Giờ chúng ta cần nắm được vấn đề và truy vấn những phần ta chưa biết. Thứ nhất là máy tính đang lỗi màn hình xanh. Search Google 30s là biết ngay đó là lỗi BSOD, màn hình có code 0x00001F. Vậy thì mình sẽ tìm như sau:

Kết quả nằm ở trang StackExchange ngay trang đầu tiên. Tại sao lại là tiếng Anh? Để mình giải thích như này. Việt Nam trước nay hệ thống Forum chưa có cái nào quy mô thực sự lớn cả… Và nếu có, thì cũng chết hết hoặc gần chết rồi. Đổi lại, nước ngoài người ta có hàng trăm nghìn Forum bằng tiếng Anh để họ trao đổi vô số vấn đề từ tech, life, love, … như Quora, Reddit, StackOverflow, StackExchange, … Vậy nên, muốn làm được việc, hãy học tiếng Anh trước!

Hãy bỏ chút thời gian để “vọc” với công nghệ

Mỗi ngày bạn bỏ ra bao nhiêu giờ chơi Candy Crush? Mình sẽ không bất ngờ nếu bạn nói một con số trên 6 tiếng đâu, thật đấy! (Vì bạn bè mình đa số vậy – mấy đứa con gái thôi, còn bọn con trai cả chục tiếng chơi LoL/Dota 2 rồi). Thế nhưng có một số điều rất là phi lí… Cụ thể, rất nhiều bạn dán mắt vào màn hình máy tính suốt ngày hoặc điện thoại trên tay không rời mà thực tế lại chả hiểu mình đang cầm cái thứ gì hoặc cái thứ mình cầm làm được những gì.

Tầm làm đồ án, làm luận văn, slide trình chiếu, … mình nhận được cả đống lời nhờ vả soạn slide hay nhập luận văn từ giấy vào Word. Đỉnh điểm có hôm hơn 2h sáng bị dựng dậy cài lại Office – lí do mình viết bài này. Các bạn có thể đổ là máy tính ngồi lâu khiến các bạn đau đầu? Nhưng, xin thưa với các bạn rằng nếu các bạn không sử dụng thành thạo những tính năng “rất cơ bản” của máy tính kia thì bạn đang đi thua rất rất xa so với mọi người và nhân loại.

Cái điện thoại của bạn có thể giúp bạn soạn luôn cả bài trình chiếu hàng trăm scenes (phân cảnh). Cái laptop của bạn có thể edit những bộ phim bán chuyên thậm chí là chuyên nghiệp nếu mát tay. Quan trọng là bạn có chịu “vọc” hay không mà thôi!

Hãy lấy tay che cái miệng trầm trồ mỗi khi thấy người khác làm những điều kỳ lạ trên máy tính và lấy đó làm hổ thẹn khi điều đó quá dễ mà mình lại không tìm hiểu.

Mua điện thoại

Đừng so sánh Android hay IPhone tốt hơn. Nó phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn. Cá nhân mình đang dùng Iphone, nhưng mình khuyên là sinh viên nên sử dụng Android vì có nhiều thứ để vọc. Cơ bản vì Android là hệ điều hành mở. Nếu có điều kiện thì xài song song cả Iphone và Android luôn.

Sau một quãng thời gian rất dài sử dụng các dòng iPhone và mình cũng từng có ý định viết một bài về việc chọn điện thoại. Song, tới hôm nay, khi đã có thêm một khoảng thời gian sử dụng các thiết bị của LG, Samsung, Huawei và Xiaomi thì mình mới dám viết bài và bổ sung vào đây. Mục này dành cho những gia đình không thực sự khá giả hoặc muốn tiết kiệm chi phí mua điện thoại/tiết giảm tối đa.

Mình sẽ không tinh tướng trong vụ này mà sẽ nói một cách “bình dân” nhất có thể. Có nghĩa là sẽ không đi vào bất kỳ một vấn đề kỹ thuật/công nghệ nào.

Vài lời khuyên khi mua điện thoại:

Những điện thoại dưới 5 triệu đáng mua trong năm 2019: iPhone 6, iPhone 6s, iPhone 7 (hiếm), iPhone 7 plus (rất hiếm), LG G3 (rẻ bèo), LG V30, LG G6, Google Pixel, Google Pixel XL, Google Pixel 2 (rất đáng mua), Google Pixel 2 XL (rất đáng mua).

Lưu ý!  nếu mua điện thoại LG thì sẽ hơi khó kiếm linh kiện khi xảy ra hỏng hóc. Đổi lại thì giá rất là rẻ nhé

Sinh viên nên chọn Laptop nào

Một cái laptop xách trên tay có thể tương đương cả một con trâu hay một mùa lúa của bố mẹ. Nên, nếu gia cảnh không dư giả cho lắm thì hãy cân nhắc thật kỹ khi đưa ra quyết định. Có 1 vấn đề sau cần bạn xác định rõ trước khi chuẩn bị tiền:

Bạn mua Laptop vào mục đích gì?

Thật vậy, nhiều bạn sắm laptop giá bằng 30-50 triệu về để soạn Word và cày Game. Chỉ biết giá cao là ngon, không cần biết mua như vậy cấu hình có dư thừa không. Nói vậy thôi, mỗi chuyên ngành sẽ có một nhu cầu khác nhau về sức mạnh, độ bền bỉ, màn hình. Một vài kinh nghiệm như sau:

Ngành đồ họa

Khuyên chân thành làm đồ họa thì nên đầu tư Máy bàn (Desktop) vì sẽ tiết kiệm được chi phí hơn so với Laptop có cấu hình cùng loại. Cấu hình cần chú ý nhất là Card đồ họa (VGA). Nếu dùng Laptop thì bạ nên ưu tiên: MacBook, Dell…

Ngành lập trình

Ngành lập trình thì dễ chọn Laptop nhất. Chủ yếu là để chạy Visual Studio, Java… Nên chọn Laptop cần cấu hình quá cao, nhưng mình đề xuất nên tối thiểu RAM 8Gb và ổ SSD nếu dùng Windows 10. Một số hãng Laptop có nên sử dụng như: Asus, Dell, HP, Lenovo….

Ngành quản trị mạng

Nếu quyết định theo ngành quản trị mạng, bạn cần phải sử dụng máy ảo khá nhiều. Do sử dụng VMWare, Hyper-V hãy đầu tư RAM và CPU cao hơn 1 xíu. Đề xuất bạn nên sử dụng ít nhất 8Gb, HDD trên 512Gb.

Hồi xưa mình dùng Laptop Dell RAM 6Gb i3 đời đầu, báo cáo đồ án, dựng 1 Windows 7, 1 Windows Server, 2 con Linux cùng lúc trên VMWare được khoảng 30 phút thì thì tắt nguồn vì tải không nổi.

Nhớ chú ý chất liệu vỏ máy và khung viền màn hình, đây là thứ dễ tổn thương nhất trong quá trình sử dụng. Chú ý là các máy Asus có độ hoàn thiện không được tốt cho lắm. Ngoài ra thì Lenovo cũng là một lựa chọn hợp túi tiền nhiều người (nhưng dùng lâu cũng rù rì lắm nhé!). Tránh mua Acer dòng thấp ra.

Tham khảo: Nguyễn Anh Nhân (J2team)

Đánh giá post
Exit mobile version