Chương 2: Biến và định danh – Python cơ bản
Biến
- Biến là một đơn vị lưu trữ trên bộ nhớ của máy tính, lưu trữ các giá trị có thể được dùng để tính toán xử lý.
- Biến có thể lưu trữ dữ liệu dạng chuỗi, dạng số …
- Bằng cách gán các kiểu dữ liệu khác nhau cho biến, ta sẽ tạo ra các biến kiểu số nguyên, số thập phân, chuỗi…
- Biến cần được khai báo trước khi sử dụng.
- Cú pháp khai báo và gán giá trị cho biến: tên_biến = <giá trị>.
- Ta có thể khai báo và gán giá trị cho nhiều biến cùng một lúc, cú pháp:
biến_1
,biến_2
,biến_3…
=<giá_trị_1>
,<giá_trị_2>
,<giá_trị_3>
,…
Định danh (Identifier)
- Khi lập trình, ta thường đặt tên cho các biến (variable), phương thức/hàm (function), lớp (class), module và các đối tượng khác. Việc đặt tên như thế được gọi là định danh (identifier).
- Identifier được bắt đầu bằng các ký tự A – Z, a – z, hoặc dấu _, tiếp theo là các ký tự chữ, ký tự số 0 – 9. Identifier trong Python có phân biệt chữ hoa và chữ thường, đặc biệt khi đặt tên, Python không sử dụng các ký tự dấu câu như @, #, $, % …
- Khi đặt tên biến cần đặt một tên có ý nghĩa và có tính gợi nhớ cao. Trong trường hợp tên biến gồm nhiều tiếng ghép lại, thông thường ta sẽ có 2 cách sử dụng để đặt tên.
Cách 1: Các tiếng cách nhau bằng dấu gạch dưới _
: ten_hoc_sinh
, nghiem_phuong_trinh
.
Cách 2: Viết theo kiểu “lạc đà” (Camel), các chữ cái đầu của mỗi tiếng sẽ được viết in hoa: TenHocSinh
, NghiemPhuongTrinh
.
Một số quy tắc của định danh:
– Tên class bắt đầu bằng chữ hoa. Tất cả identifier khác bắt đầu bằng chữ thường.
– Tên function viết thường, các từ nối với nhau bằng dấu gạch dưới _
.
– Không sử dụng các từ khoá (keyword) trong Python khi đặt tên cho bất kỳ identifier nào, như: and
, assert
, break
, class
, continue
, def
, del
, elif
, else
, except
, exec
, finally
, for
, from
, global
, if
, import
, in
, is
, lambda
, not
, or
, pass
, print
, raise
, return
, try
, while
, with
, yield
…
Các ví dụ khi đặt tên biến:
– 1_gia_tri
: tên biến không hợp lệ vì ký tự bắt đầu là một ký tự số.
– nghiem_x1
: tên biến hợp lệ, thể hiện rõ sư phân cách bằng cách sử dụng dấu gạch dưới.
–
ty_gia_$
: tên biến không hợp lệ vì tên biến có chứa ký tự $ là một ký tự đặc biệt.
– tenhocsinh
: tên biến hợp lệ, tuy nhiên nên tách rời các tiếng ra theo hai cách dùng dấu gạch dưới hay viết kiểu “lạc đà” như trên.
– print
: tên biến không hợp lệ vì trùng với từ khoá hàm “print” trong Python.
Bài tập
Bên dưới là một số bài tập lập trình cơ bản về biến và định danh, tính toán cơ bản giúp bạn làm quen và hiểu hơn về thao tác lập trình Python. Mọi thắc mắc các bạn cứ comment bên dưới nha.
Bài 1:
Viết chương trình tính tiền hàng theo công thức: Thành tiền = Số lượng * Đơn giá
.
Mô tả: nhập dữ liệu số lượng hàng và đơn giá bằng lệnh input()
theo kiểu dữ liệu integer (int) vào 2 biến so_luong
và don_gia
. In ra màn hình bằng lệnh print()
giá trị thành tiền bằng cách lấy số lượng nhân cho đơn giá.
Bài 2:
Viết chương trình tính diện tích và chu vi hình tròn.
Mô tả: do tính diện tích và chu vi hình tròn ta cần sử dụng hằng số pi trong toán học nên ta cần dùng lệnh import để khai báo thư viện math dùng trong toán học. Nhập giá trị bán kính hình tròn bằng lệnh input()
với kiểu dữ liệu integer (int) vào biến ban_kinh
.
Tính chu vi hình tròn theo công thức: hai lần bán kính nhân cho giá trị pi, giá trị pi sẽ được lấy từ thư viện math
với cú pháp: math.pi
, giá trị chu vi hình tròn sau khi tính sẽ được gán giá trị vào biến p
. Tương tự, ta cũng tính diện tích hình tròn theo công thức: bình phương bán kính nhân cho pi, giá trị diện tích sau đó sẽ gán vào biến s
.
Dùng hàm print()
để in giá trị chu vi và diện tích hình tròn, hai giá trị này sẽ được định dạng theo kiểu số thực float (f) và được làm tròn dưới dạng hai chữ số thập phân (%.2f và %p
) (Sẽ được trình bày cụ thể ở Chương 3).
Bài 3
Viết chương trình đổi nhiệt độ từ độ C sang độ F.
Mô tả: Nhập nhiệt độ C có kiểu số nguyên (integer – int) vào biến C bằng lệnh input(). Tính giá trị quy đổi sang nhiệt độ F theo công thức: 9/5 * nhiệt độ C +32, và gán giá trị này vào biến F.
Dùng hàm print()
để in ra kết quả, hai giá trị nhiệt độ C và độ F đều mang kiểu số thực (float – f) và được làm tròn thành 2 chữ số thập phân. Cặp giá trị %(C,F) thể hiện thứ tự in giá trị dựa theo ký hiện % trong việc in kết quả.
Bài 4
Viết chương trình xử lý chuỗi theo yêu cầu:
- Chuỗi s1, s2, s3 được nhập vào từ bàn phím.
- Chỉ mục index được nhập từ bàn phím.
- Cho biết chiều dài của chuỗi s1, s2 và s3.
- Tạo chuỗi con s4 từ chuỗi s1 với nội dung từ Index đến hết chuỗi.
- Lặp lại chuỗi s2: 2 lần.
Mô tả: Dùng lệnh input()
nhập dữ liệu dạng chuỗi (string – str) vào các biến s1, s2, s3. Nhập giá trị index theo kiểu số nguyên (integer – int) vào biến index. Chiều dài của các chuỗi được tính bằng hàm len()
. Lệnh s1[index:]
dùng để tạo 1 chuỗi mới bắt đầu từ vị trí index đến cuối chuỗi s1. Việc tạo chuỗi mới gấp đôi bằng cách toán tử nhân *.
Bài 5
Viết chương trình tính tiền lãi gửi tiết kiệm
Tính tiền lãi gửi tiết kiệm: Lãi suất 1 năm, số tiền gửi và số tháng gửi được nhập vào từ bàn phím. Viết chương trình tính tiền lãi và tính tổng số tiền nhận được sau khi hết thời hạn gửi tiền:
Tiền lãi = (Số tiền gửi * Số tháng) * (Lãi suất năm/12) ;
Tổng số tiền = Số tiền gửi + Tiền lãi.
Sau đó hiển thị kết quả.
Mô tả: Nhập các giá trị lãi suất dạng số thực (float), số tiền gửi và số tháng thuộc kiểu số nguyên (integer – int) vào các biến lai_suat
, so_tien_gui
và so_thang
. Tiền lãi tính theo công thức cho trước và gán vào biến so_tien_lai
. Cộng số tiền gửi và số tiền lãi vừa tính vào biến tong_tien
. Dùng lệnh print()
để in ra kết quả.
Lưu ý: Bài viết được biên soạn bởi bạn Lê Tuấn Thuận có mục tiêu giới thiệu và hỗ trợ giảng dạy các bạn học sinh hay các bạn mới bắt đầu muốn làm quen và học tập ngôn ngữ lập trình Python nên các câu lệnh và nội dung mang tính chất đơn giản và dễ hiểu, dễ đọc.
Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình “Tự học lập trình Python căn bản” (2019); Vũ Hải Quân, Cao Xuân Nam, Hoàng Trung Hiếu, Nguyễn Hải Triều, Vòng Chí Tài; Phòng Thí nghiệm Trí tuệ Nhân tạo (AILab), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG-TPHCM); Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
- Tài liệu học tập “Lập trình Python cơ bản” (2017); Trung tâm Tin học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM.