Tuyến Cáp Quang AAG bị đứt, Internet sẽ chậm trong vài ngày tới
Theo thông tin từ các mối quan hệ, hiện tuyến cáp quang Internet ra Quốc tế của Việt Nam đang bị đứt ở khu vực Vũng Tàu. Nguyên nhân do sự cố nhánh S1H-AAG cách Vũng Tàu khoảng 102km. Hiện các đơn vị chức năng đang xin giấy phép để tàu vào sửa chữa trong khoảng từ ngày 2 đến 7 tháng 7 năm 2021. Trong thời gian này, lưu lượng truy cập Internet ra các Server Quốc tế sẽ giảm đáng kể.
Theo thông tin hiện tại thì AAG không chỉ đứt 1 đường mà đến 2 đường bị đứt và mất 1000Gb quốc tế vào sáng nay. Tình trạng Internet chập chờn vào lúc 18hngày 22/6/2021, các kết nối ra các trang nước ngoài như Facebook, Twitter… đều rất chậm, hầu như không tải được. Mình thử tải file Unikey nặng chỉ 400kb nhưng mất 15 phút xong. Theo các nhà mạng, thời gian xử lý thông thường từ 7 – 15 ngày, dự tính đến ngày 7/7/2021 mới sửa xong. Hiện nay Việt Nam có 7 tuyến cáp Internet Quốc Tế gồm: AAG, APG, TGN-IA, SMW3, TVH, AAE-1, SJC-2, hy vọng các nhà mạng sẽ bổ sung lưu lượng sang các đường mạng dự phòng để khôi phục lại tốc độ kết nối Internet Việt Nam với quốc tế.
AAG được xem là tuyến Internet xương sốngcủa Việt Nam, hiện tất cả các nhà cung cấp dịch vụ ISP của Việt Nam đều sử dụng chung tuyến cáp quang AAG và đây là tuyến cáp quang quốc gia. AAG là tên viết tắt của Asia-America Gateway, có nhiệm vụ trung chuyển dữ liệu giữa châu Á (Asia) và Mỹ (America), nơi đặt hầu hết các máy chủ của các dịch vụ lớn. AAG chính thức đưa vào hoạt động vào năm 2009 với tổng dung lượng lên đến 2.88 Terabit/s. Tuyến cáp này cập bờ Việt Nam tại Vũng Tàu.
Theo ghi nhận từ đầu năm 2021 đến, Internet Việt Nam đã xảy ra 4 lần gặp sự cố. Hiện tượng các tuyến cáp quang ở Việt Nam thường xuyên xảy ra bị đứt cáp do nhiều nguyên nhân, cá mập cắn cũng là một nguyên nhân, nhưng thường là bị các thuyền đánh cá “giả cào” vô tình kéo đứt cáp, ngoài ra còn một số nguyên nhân như bị các tàu “nước ngoài” phá hoại.
Trong giai đoạn chờ tuyến AAG được khắc phục, hiện tại có giải pháp tạm thời bạn có thể sử dụng VPN kết nối qua Singapore hoặc HongKong để đi tạm đường truyền khác.